Hover on the image to zoom

kem bôi da mibeonate

20.00VND
THÊM VÀO GIỎ HÀNG

Mô tả

MIBEONATE – N 10G
QUÝ KHÁCH XIN LIÊN HỆ 0397995166 TRƯỚC KHI ĐẶT HÀNG
Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh da liễu

Mibeonate

Dạng bào chế:Thuốc kem
Đóng gói:Hộp 1 tuýp x 10g

Hạn dùng: 12/2024

Thành phần:

Mỗi tuýp 10g chứa:  Betamethason dipropionat  1.0mg
Neomycin sulfate    3.5mg ( potency)
Tá dược    vđ 1g
SĐK:VD-23370-15
Nhà sản xuất: Công ty TNHH Hasan-Dermapharm – VIỆT NAM Estore>
Nhà đăng ký: Công ty TNHH Hasan-Dermapharm Estore>
Nhà phân phối: Estore>

Chỉ định:

Làm giảm các biểu hiện viêm trong các bệnh da đáp ứng với corticosteroid.

Thương tổn thâm nhiễm khu trú, phì đại của liken (lichen) phẳng, ban vảy nến, sẹo lồi, luput ban dạng đĩa, ban đỏ đa dạng (hội chứng Stevens – Johnson), viêm da tróc vảy, viêm da tiếp xúc.
DƯỢC LỰC HỌC
Betamethason là một corticosteroid tổng hợp, có tác dụng glucocorticoid rất mạnh kèm theo tác dụng mineralocorticoid không đáng kể. Khi dùng tại chỗ, Betamethason hiệu quả trong điều trị bệnh da đáp ứng với corticosteroid do có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, co mạch.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
–  Mức độ hấp thu qua da phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tá dược, thể trạng da, băng kín.
–  Betamethason dễ được hấp thu khi dùng tại chỗ. Khi bôi, đặc biệt khi băng kín hoặc da bị tổn thương làm tăng khả năng hấp thu qua da, có thể có một lượng Betamethason được hấp thu đủ cho tác dụng toàn thân.
–   Betamethason ít liên kết rộng rãi với protein huyết tương.
–   Sau khi hấp thu qua da, Betamethason được chuyển hóa chủ yếu ở gan, sau đó bài tiết qua thận.

Liều lượng – Cách dùng: Bôi thuốc 1-2 lần/ngày.

QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ
–   Triệu chứng: tác dụng do tăng corticosteroid không xuất hiện sớm trừ khi dùng liều cao liên tiếp. Các tác dụng toàn thân do quá liều có thể gặp như giữ natri và nước, tăng chứng thèm ăn, huy động calci và phospho kèm theo loãng xương, tăng đường huyết…
–   Xử trí: trường hợp quá liều cấp, cần theo dõi điện giải đồ huyết thanh và nước tiểu. Đặc biệt chú ý tới cân bằng natri và kali. Trường hợp nhiễm độc mạn, ngừng thuốc từ từ. Điều trị mất cân bằng điện giải nếu cần.
Tương tác thuốc
Betamethason dễ được hấp thu khi dùng tại chỗ và có tác dụng toàn thân. Do đó có thể dẫn đến:
–   Betamethason làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan nếu dùng cùng với paracetamol liều cao hoặc trường diễn.
–   Betamethason làm tăng nồng độ glucose huyết, nên có thể cần thiết phải điều chỉnh liều của các thuốc chống đái tháo đường uống hoặc insulin.
–   Betamethason làm tăng khả năng loạn nhịp tim hay độc tính của digitalis kèm với hạ kali huyết khi dùng chung với glycosid digitalis.
–   Betamethason có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đông của các thuốc chống đông loại coumarin nên có thể cần thiết phải điều chỉnh liều.
–   Betamethason có thể làm tăng nồng độ salicylat trong máu.
–   Betamethason phối hợp với thuốc kháng viêm không steroid hoặc rượu có thể làm tăng mức độ trầm trọng của loét đường tiêu hóa.
–   Thuốc chống trầm cảm ba vòng làm tăng các rối loạn tâm thần do corticosteroid gây ra.
–   Phenobarbital, phenytoin, rifampicin hoặc ephedrin có thể làm tăng chuyển hóa và làm giảm tác dụng điều trị của Betamethason.
–    Estrogen có thể làm thay đổi chuyển hóa và mức liên kết protein của Betamethason, làm giảm độ thanh thải, tăng tác dụng điều trị và độc tính của Betamethason.
–     Thận trọng khi dùng phối hợp aspirin với Betamethason trong trường hợp giảm prothrombin huyết.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
–     Thận trọng khi sử dụng Betamethason cho phụ nữ có thai, phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc đối với người mẹ và phôi hoặc thai nhi.
–      Phụ nữ cho con bú tránh bôi thuốc lên vú khi cho con bú.

Chống chỉ định:

– Tổn thương da do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng trên diện rộng; tổn thương có loét, mụn trứng cá.
– Quá mẫn với Betamethason, các corticosteroid khác hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ:

– Các tác dụng không mong muốn của Betamethason liên quan cả đến liều và thời gian điều trị.
– Tác dụng phụ tại chỗ: cảm giác nóng rát, ngứa, kích ứng, viêm nang lông, chứng tăng lông tóc, phát ban dạng trứng cá, giảm sắc tố, nhiễm trùng thứ phát, teo da, nổi vân da. Hiếm gặp viêm da dị ứng, mày đay, phù thần kinh mạch.
– Tác dụng phụ toàn thân:
+ Chuyển hóa: thường gặp mất kali, giữ natri, giữ nước.
+ Nội tiết: thường gặp kinh nguyệt thất thường, hội chứng Cushing, ức chế sự tăng trưởng của thai và trẻ nhỏ, giảm dung nạp glucose.
+ Cơ xương: thường gặp yếu cơ, mất khối lượng cơ, loãng xương.
+ Thần kinh: ít gặp, sảng khoái, thay đổi tâm trạng, trầm cảm nặng, mất ngủ. Hiếm gặp tăng áp lực nội sọ lành tính.
+ Mắt: ít gặp, đục thủy tinh thể, glaucom.
+ Tiêu hóa: ít gặp, loét dạ dày, chảy máu, viêm tụy, trướng bụng, viêm loét thực quản.

Chú ý đề phòng:

– Ngưng dùng thuốc nếu tình trạng kích ứng, quá mẫn hoặc các phản ứng khác xuất hiện. Trong trường hợp này nên dùng liệu pháp điều trị thích hợp.
– Corticosteroid dùng ngoài có thể được hấp thu gây tác dụng toàn thân. Vì vậy, chú ý theo dõi bệnh nhân khi điều trị kéo dài, khi dùng thuốc trên diện rộng, khi dùng kỹ thuật băng ghép và khi dùng cho trẻ em.

Thông tin thành phần Betamethasone

Dược lực:

Betamethasone là một dẫn xuất tổng hợp của prednisolone.
Betamethasone là một corticosteroid thượng thận có tính kháng viêm. Betamethasone có khả năng kháng viêm mạnh, chống viêm khớp và kháng dị ứng, được dùng điều trị những rối loạn có đáp ứng với corticosteroid .
Là một glucocorticoide, Betamethasone gây hiệu quả chuyển hóa sâu rộng và khác nhau, đồng thời làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể đối với những tác nhân kích thích. Betamethasone có hoạt tính glucocorticoide cao và hoạt tính minéralocorticoide thấp.
Dược động học :

– Hấp thu: Betamethason dễ hấp thu qua đường tiêu hoá. Thuốc cũng dễ được hấp thụ khi dùng tại chỗ. Khi bôi, đặc biệt nếu băng kín hoặc khi da bị rách hoặc khi thụt trực tràng, có thể có 1 lượng betamethason được hấp thu đủ cho tác dụng toàn thân. Các dạng betamethason tan trong nước được dùng tiêm tĩnh mạch để cho đáp ứng nhanh, các dạng tan trong lipid tiêm bắp sẽ cho tácdụng kéo dài hơn.
– Phân bố: Betamethason phân bố nhanh chóng vào tất cả các mô trong cơ thể. Thuốc qua nhau thai và có thể bài xuất vào sữa mẹ với một lượng nhỏ. Trong tuần hoàn, betamethason liên kết rộng rãi với protein huyết tương chủ yếu là globulin còn với albumin thì ít hơn.
– Chuyển hoá: Thuốc được chuyển hoá chậm, chủ yếu chuyển hoá ở gan nhưng cũng có cả ở thận và bài xuất vào nước tiểu.
– Thải trừ: Thuốc được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Tác dụng :

Betamethason là một corticosteroid tổng hợp, có tác dụng glucocorticoid rất mạnh, kèm theo tác dụng mineralocorticoid không đáng kể.
Betamethason có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp và chống dị ứng.
Do ít có tác dụng mineralocorticoid nên betamethason rất phù hợp trong những trường hợp bệnh lý mà giữ nước là bất lợi.
Liều cao, betamethason có tác dụng ức chế miễn dịch.
Chỉ định :

Ðược sử dụng trong bệnh nội tiết, cơ-xương, rối loạn chất tạo keo, da, dị ứng, mắt, hô hấp, máu, ung thư và những bệnh khác có đáp ứng với điều trị corticosteroid .
Rối loạn nội tiết tố: thiểu năng vỏ thượng thận sơ cấp hoặc thứ cấp (dùng kết hợp với minéralocorticọde, nếu có thể được); tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh ; viêm tuyến giáp không mưng mủ và tăng calci huyết có liên quan đến ung thư.
Rối loạn về cơ-xương: được dùng như một điều trị bổ sung trong thời gian ngắn (giúp cho bệnh nhân khắc phục qua giai đoạn cấp tính và lan tràn) trong chứng thấp khớp do bệnh vẩy nến; viêm khớp dạng thấp (trong một số trường hợp có thể dùng liều duy trì thấp); viêm dính khớp sống; viêm bao hoạt dịch cấp và bán cấp; viêm gân màng hoạt dịch cấp tính không đặc hiệu; bệnh thống phong; bệnh thấp cấp tính và viêm màng hoạt dịch.
Bệnh của chất tạo keo: trong thời kỳ lan tràn hoặc trong điều trị duy trì một số trường hợp lupus ban đỏ toàn thân, viêm cơ tim cấp tính do thấp khớp, xơ cứng bì và viêm da-cơ.
Khoa da: bệnh Pemphigus; viêm da mụn nước dạng herpes; hồng ban đa dạng nghiêm trọng (hội chứng Stevens-Johnson); viêm da tróc vẩy; u sùi dạng nấm; bệnh vẩy nến nặng; eczéma dị ứng (viêm da mãn tính) và nổi mề đay.
Các trường hợp dị ứng: được dùng trong những trường hợp bị dị ứng nặng hoặc thất bại sau các điều trị thông thường, như là những trường hợp viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc dai dẳng, polyp mũi, hen phế quản (bao gồm suyễn), viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng (viêm da thần kinh), các phản ứng thuốc và huyết thanh.
Mắt: những tiến trình viêm và dị ứng cấp và mãn, trầm trọng liên quan đến mắt và các cấu trúc của mắt như viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc, loét mép giác mạc dị ứng, herpès zona ở mắt, viêm mống mắt, viêm mống mắt thể mi, viêm hắc võng mạc, viêm phần trước, viêm màng mạch nho và viêm mạch mạc trước lan tỏa ra sau, viêm dây thần kinh mắt, viêm mắt giao cảm ; viêm võng mạc trung tâm ; viêm thần kinh sau nhãn cầu.
Hô hấp: bệnh sarcọdose có triệu chứng; hội chứng Loeffler không kiểm soát được bằng các phương pháp khác; ngộ độc berylium; phối hợp với hóa trị liệu trong điều trị bệnh lao phổi cấp và lan tỏa; tràn khí màng phổi; xơ hóa phổi.
Máu: giảm tiểu cầu tự phát và thứ phát ở người lớn; thiếu máu tán huyết tự miễn dịch; giảm nguyên hồng cầu và thiếu máu do giảm sản do di truyền; phản ứng với đường tiêm truyền.
Ung thư: điều trị tạm thời ung thư máu và u bạch huyết bào ở người lớn và ung thư máu cấp tính ở trẻ em.
Trạng thái phù: lợi tiểu hoặc làm giảm protéine niệu không gây tăng urê huyết trong hội chứng thận hư nguyên phát hoặc do lupus ban đỏ; phù mạch.
Các chỉ định khác: lao màng não có tắc nghẽn hoặc nguy cơ tắc nghẽn dưới màng nhện, sau khi đã điều trị bằng hóa liệu pháp kháng lao tương ứng; viêm đại tràng loét; liệt Bell’s.
Liều lượng – cách dùng:

Liều dùng thay đổi tùy theo từng loại bệnh, mức độ nặng nhẹ và đáp ứng của bệnh nhân.
Liều khởi đầu của Betamethasone có thể thay đổi từ 0,25 đến 8mg/ngày, tùy theo chứng bệnh đang điều trị. Trong những trường hợp nhẹ, thường chỉ dùng liều khởi đầu thấp là đủ, ngoại trừ ở một số bệnh nhân phải dùng liều cao.
Liều khởi đầu nên được duy trì hoặc điều chỉnh đến khi đạt được hiệu quả mong muốn.
Nếu sau một thời gian mà vẫn chưa đạt được hiệu quả lâm sàng thỏa đáng, phải ngưng Celestone và chuyển sang điều trị khác.
Ở trẻ em, liều uống khởi đầu thường thay đổi từ 17,5 đến 200mcg (0,0017-0,25mg)/kg cân nặng/ngày hoặc 0,5 đến 7,5mg/m2 cơ thể/ngày. Liều dùng cho trẻ em phải được kiểm soát chặt chẽ theo những điều kiện cân nhắc như ở người lớn hơn là bám sát vào tỷ lệ tuổi tác hoặc cân nặng.
Khi đã nhận được đáp ứng thích hợp thì cần xác định liều duy trì bằng cách giảm liều dần dần để đạt được liều tối thiểu có hiệu lực lâm sàng.
Trong quá trình điều trị bệnh mãn tính, nếu bệnh tự thuyên giảm, nên ngưng điều trị.
Liều Celestone có thể được tăng lên trong trường hợp bệnh nhân phải tiếp xúc với các stress khác không liên quan đến bệnh đang được điều trị. Trong trường hợp sau khi điều trị lâu dài, nếu muốn ngưng thuốc phải giảm liều từ từ.
Liều khuyến cáo cho các chứng bệnh như sau:
Viêm thấp khớp và các thương tổn khớp khác: liều khởi đầu hàng ngày từ 1 đến 2,5mg, đến khi nhận được đáp ứng tốt, thường sau 3 hoặc 4 ngày, hoặc 7 ngày. Mặc dù nói chung không cần sử dụng liều cao nhưng có thể dùng để tạo ra đáp ứng mong muốn ban đầu. Nếu sau 7 ngày mà không có đáp ứng, nên chẩn đoán lại. Khi đã có sự đáp ứng thỏa đáng, nên giảm liều xuống 0,25mg mỗi 2 hoặc 3 ngày đến khi đạt liều duy trì thích hợp, thường từ 0,5 đến 1,5mg/ngày. Trong bệnh thống phong cấp tính, việc điều trị phải được tiếp tục trong vài ngày mặc dù các triệu chứng đã thuyên giảm. Ðiều trị bằng corticọde ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp không ngăn ngừa việc phối hợp với các phương pháp điều trị hỗ trợ khác được chỉ định.
Thấp khớp cấp tính : liều khởi đầu hàng ngày từ 6 đến 8 mg. Khi đã kiểm soát được đầy đủ chứng bệnh, liều tổng cộng hàng ngày giảm xuống 0,25 đến 0,5mg/ngày đến khi đạt liều duy trì thỏa đáng và tiếp tục với liều này trong 4 đến 8 tuần lễ hoặc lâu hơn nữa. Khi ngưng trị liệu, nên dùng lại thuốc nếu xuất hiện lại sự tái kích hoạt lại căn bệnh.
Viêm màng hoạt dịch: liều khởi đầu từ 1 đến 2,5mg/ngày, nên chia ra nhiều lần. Thường sau 2 đến 3 ngày sẽ nhận được đáp ứng lâm sàng, giảm liều từ từ trong vài ngày tiếp theo và sau đó ngưng thuốc. Thường chỉ cần một đợt điều trị ngắn; nếu có tái phát, tiến hành đợt điều trị thứ hai.
Tình trạng hen suyễn: 3,5 đến 4,5mg/ngày, trong 1 hoặc 2 ngày để giảm cơn; sau đó giảm liều xuống 0,25 đến 0,5mg/cách ngày đến khi đạt liều duy trì hoặc là ngưng điều trị.
Suyễn mãn tính khó trị: bắt đầu ở liều 3,5mg (hoặc hơn)/ngày đến khi có đáp ứng hoặc dùng suốt trong 7 ngày; sau đó giảm 0,25 đến 0,5mg/ngày đến khi đạt được liều duy trì.
Khí phế thủng hoặc xơ hóa phổi: thường bắt đầu từ 2 đến 3,5mg/ngày (chia nhiều lần) trong vài ngày cho đến khi có đáp ứng; sau đó giảm 0,5mg trong mỗi 2 hoặc 3 ngày đến khi đạt liều duy trì, thường là 1 đến 2,5mg.
Bệnh dị ứng bụi hay phấn hoa khó trị: nên định hướng điều trị để giảm triệu chứng bệnh trong giai đoạn cao điểm. Ngày thứ nhất: dùng liều 1,5 đến 2,5mg/ngày, chia làm nhiều lần; sau đó giảm dần 0,5mg mỗi ngày đến khi triệu chứng phát lại. Liều được điều chỉnh và sau đó duy trì ở liều này trong suốt đợt bệnh (thường không quá 10 đến 14 ngày) và sau đó ngưng thuốc. Chỉ dùng Celestone để hỗ trợ các trị liệu kháng dị ứng thích hợp khác khi có yêu cầu.
Trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống: nhìn chung, liều khởi đầu từ 1 đến 1,5mg x 3 lần/ngày trong vài ngày là thích hợp; mặc dù đôi khi có thể cần liều cao hơn để đạt được đáp ứng thỏa đáng. Sau đó giảm liều từ từ đến liều duy trì vừa đủ (thường từ 1,5 đến 3mg/ngày).
Bệnh da: liều khởi đầu từ 2,5 đến 4mg/ngày, đến khi đạt hiệu quả mong muốn. Sau đó giảm 0,25 đến 0,5mg mỗi 2 hoặc 3 ngày cho đến khi đạt đến liều duy trì.
Trong các rối loạn ngắn hạn và tự hạn chế: thường có thể ngưng thuốc mà không gây tái phát sau khi kiểm soát được căn bệnh trong vòng vài ngày. Liều lượng rất thay đổi trong các điều trị dài hạn.
Trong những rối loạn trên, thầy thuốc nên tham khảo thêm tài liệu điều trị.
Viêm mắt (hậu phòng): liều khởi đầu từ 2,5 đến 4,5mg/ngày, chia làm nhiều lần, đến khi đạt sự kiểm soát mong muốn, hoặc điều trị trong vòng 7 ngày. Sau đó giảm 0,5mg mỗi ngày đến liều duy trì để điều trị các rối loạn mãn tính. Thông thường ở những bệnh cấp tính hay tự hạn chế, người ta ngưng thuốc sau một khoảng thời gian thích hợp.
Hội chứng sinh dục-thượng thận: liều dùng thay đổi tùy theo cơ địa và được điều chỉnh để duy trì nồng độ 17-kétostérọde niệu nằm trong giới hạn bình thường, và thường có hiệu quả ở liều 1 đến 1,5mg/ngày, chia nhiều lần.
Liều một lần trong ngày: để tạo thuận lợi cho bệnh nhân đồng thời vẫn đảm bảo nguyên tắc cải thiện liều, liều duy trì hàng ngày có thể được dùng một lần vào mỗi sáng sớm.
Ðiều trị cách ngày: không được áp dụng cho liệu pháp corticosteroid vì Betamethasone có thời gian bán hủy dài (từ 36 đến 54 giờ), với tác dụng ức chế trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận. Nếu điều trị trong thời gian dài, nên xem xét dùng chế độ liều xen kẽ Betamethasone với một tác động adrénocorticọde tức thời (như prednisone, prednisolone hoặc méthylprednisolone).
Chống chỉ định :

Những bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân, phản ứng nhạy cảm với Betamethasone hoặc với các corticọde khác hoặc với bất cứ thành phần nào của Celestone.
Tác dụng phụ

Những tác dụng bất lợi của Celestone cũng giống như đối với các loại corticọde khác, có liên quan đến liều lượng và thời gian điều trị. Thông thường những tác dụng này là có thể hồi phục hoặc giảm bớt bằng cách giảm liều ; nói chung, tốt hơn nên ngưng thuốc trong những trường hợp này.
Rối loạn nước và điện giải: giữ muối và nước, suy tim sung huyết, mất kali, cao huyết áp, kiềm huyết giảm kali.
Trên hệ cơ xương: suy yếu cơ, bệnh lý cơ do corticosteroid , giảm khối lượng cơ, làm nặng thêm triệu chứng nhược cơ, loãng xương, gãy lún cột sống, hoại tử vô trùng đầu xương đùi và đầu xương cánh tay, gãy xương dài bệnh lý, đứt dây chằng.
Trên đường tiêu hóa: loét dạ dày với thủng hoặc xuất huyết, viêm tụy, trướng bụng, viêm loét thực quản.
Bệnh về da: làm chậm sự lành vết thương, lên da non, da mỏng giòn; có đốm xuất huyết và mảng bầm máu; hồng ban ở mặt; tăng tiết mồ hôi; thay đổi các kết quả xét nghiệm da; dị ứng như viêm da dị ứng, nổi mề đay; phù mạch thần kinh.
Thần kinh: co giật; tăng áp lực nội sọ với phù gai thị (gây bướu giả ở não) thường sau khi điều trị; chóng mặt; nhức đầu.
Nội tiết: rối loạn kinh nguyệt; hội chứng giống Cushing; làm giảm tăng trưởng của phôi trong tử cung hoặc sự phát triển của đứa bé; mất đáp ứng tuyến yên và thượng thận thứ phát, đặc biệt trong thời gian bị stress, ví dụ như chấn thương, giải phẫu hoặc bị bệnh; làm giảm dung nạp carbohydrate; các biểu hiện của bệnh đái tháo đường tiềm ẩn, gây tăng nhu cầu về insuline hoặc các tác nhân hạ đường huyết trong điều trị bệnh đái tháo đường.
Mắt: gây đục thủy tinh thể dưới bao, tăng nhãn áp, glaucome, chứng lồi mắt.
Chuyển hóa: Cân bằng nitrogene âm tính do dị hóa protéine.
Tâm thần: gây sảng khoái, cảm giác lâng lâng; các biểu hiện suy giảm tâm lý trầm trọng; thay đổi nhân cách; mất ngủ.
Các tác dụng khác: sốc phản vệ hoặc phản ứng tăng mẫn cảm

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “kem bôi da mibeonate”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0397995166
0397995166